Sử dụng thuốc tê nhổ răng đúng cách và đúng liều lượng giúp mọi người cảm thấy an tâm, thoải mái hơn và không bị đau nhức. Tuy nhiên có thể do một vài yếu tố chủ quan lẫn khách quan làm cho cơ thể phản ứng với thuốc tê. Đây là tác dụng phụ không mong muốn và cần được xử lý ngay tức khắc.
Mục lục
- 1. Các loại thuốc tê thường được sử dụng khi nhổ răng
- 2. Vì sao cần sử dụng thuốc tê khi nhổ răng?
- 3. Tiêm thuốc tê khi nhổ răng có đau không?
- 4. Các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc tê nhổ răng
- 5. Sau bao lâu thì thuốc tê nhổ răng sẽ hết tác dụng?
- 6. Những lưu ý quan trọng khi tiêm thuốc tê nhổ răng
- 7. Địa chỉ nhổ răng an toàn, chất lượng
1. Các loại thuốc tê thường được sử dụng khi nhổ răng
Thuốc tê sử dụng trong nhổ răng có rất nhiều sản phẩm khác nhau, trong đó được chia thành 2 dạng chính là gây tê bề mặt và gây tê tại chỗ bằng tiêm. Ngoài ra còn có gây tê vùng nhưng chỉ được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt.
Thuốc gây tê tại chỗ bằng tiêm
Các loại thuốc điển hình gồm có: Bupivacaine, Lidocaine, Prilocaine,… Tuỳ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, liều lượng gây tê được điều chỉnh cho phù hợp và được chia thành 2 loại: gây tê niêm mạc, gây tê dây chằng.
– Gây tê niêm mạc: Tuỳ vào độ nhiều chân của răng mà số mũi tiêm và vị trí tiêm khác nhau. Dưới đây sẽ là cách tiêm thuốc tê đối với răng 1 chân & răng nhiều chân để mọi người hiểu rõ hơn nhé.
- Với răng 1 chân: Bác sĩ tiêm 2 mũi ở mặt ngoài, mũi 1 cách cổ răng từ 3- 5mm, kim đâm phải chạm vào xương thẳng với chân răng hợp với lợi góc 45 độ, tiêm 0.25 ml dung dịch thuốc tê từ từ. Mũi 2 tiêm ngay sau đó ở cổ răng cách 15 mm vào ngách lợi tương ứng với cuống răng khoảng 0.5- 1 ml. Có thể tiêm 1 mũi phụ vào mặt trong phía lưỡi khoảng 0.5 ml cách cổ răng 3- 5 mm. Sau đó chờ 5- 10 phút cho thuốc tê có tác dụng. Thời gian thuốc tê giảm đau kéo dài từ 30- 40 phút.
- Với răng nhiều chân: Tiêm 3 mũi ở mặt ngoài. Mũi 1 ở phía gần, mũi 2 ở phía xa thân răng cách cổ răng 3- 5 mm, mỗi mũi chích khoảng 0.5- 1 ml. Mũi thứ 3 tiêm ngay sau đó cách cổ răng 15 mm, dùng 0.5- 1 ml thuốc tê. Mặt trong có thể tiêm 1 mũi phụ giống răng 1 chân nhưng hàm trên thì tiêm cách cổ răng 15 mm còn hàm dưới cách cổ răng 3- 5 mm.
– Gây tê dây chằng: Sử dụng kỹ thuật đâm kim đứng song song với trục của răng ở phía gần và xa mép kim, ép sát chân răng muốn nhổ, xuống sâu càng tốt và yêu cầu sức ép mạnh.
Thuốc gây tê tại chỗ bề mặt (bôi tê hoặc phun tê)
Gây tê tại chỗ bề mặt là phương pháp sử dụng sản phẩm đặt trực tiếp vào bề mặt niêm mạc miệng với số lượng nhất định, có khả năng thẩm thấu hoặc tạo lạnh làm tê các đầu mút thần kinh ngoại biên. Các trường hợp nhẹ, dễ như nhổ răng lung lay nhiều, lấy cao răng, chích áp-xe thường áp dụng thuốc tê dạng này.
– Bôi tê: Bác sĩ sát khuẩn, lau khô vùng gây tê rồi dùng viên bông thấm thuốc có tính thẩm thấu nhanh qua niêm mạc, quanh chân răng nhổ. Sau đó chờ vài phút cho thuốc tê ngấm. Tiếp đến là can thiệp nhanh. Các sản phẩm bôi tê phổ biến gồm: dung dịch Lidocaine 10%, hoặc dung dịch Benzocaine 4% hoặc 10%
– Phun tê: Tuỳ vào sản phẩm sử dụng mà cách thức gây tê khác nhau, thường là phun tia thuốc vào đúng ngay vùng niêm mạc muốn gây tê. Sau đó chờ vài phút rồi can thiệp tiếp. Các sản phẩm phun tê phổ biến gồm: Lidocaine 10%, Ethyl Clorua,…
Thuốc gây tê vùng
Gây tê vùng là kỹ thuật làm tê các trục dây thần kinh hay chặn đoạn các dây thần kinh chi phối cảm giác trong khu vực tương đối lớn. Ưu điểm của phương pháp: chỉ cần tiêm một lần với lượng thuốc tê vừa phải nhưng đạt được mức độ tê lan rộng và kéo dài. Các trường hợp áp dụng gây tê vùng là khi bác sĩ cần nhổ răng khó, nhổ nhiều răng một lúc hoặc tại chỗ răng cần nhổ có tình trạng viêm nhiễm. Các sản phẩm phổ biến gồm: Articaine, Epinephrine,…
Lưu ý: Nếu bệnh nhân bị huyết áp cao nên sử dụng sản phẩm chuyên dụng riêng để giảm thiểu các rủi ro biến chứng.
2. Vì sao cần sử dụng thuốc tê khi nhổ răng?
Răng thật của chúng ta có cấu tạo phức tạp với phần chân răng cắm chắc chắn vào xương hàm. Nếu nhổ răng không sử dụng thuốc tê cảm giác sẽ rất khủng khiếp. Do vậy, thuốc tê ra đời giúp làm giảm các giác đau nhức tại vị trí răng cần can thiệp. Chúng có tác dụng ức chế thần kinh cảm giác trong khoảng thời gian nhất định. Như vậy khi nhổ răng, bạn không bị đau và không bị ảnh hưởng đến ý thức hoặc các hoạt động khác của cơ thể. Sau đó, thuốc tê sẽ được đào thải tự nhiên ra bên ngoài cơ thể nên mọi người có thể yên tâm sử dụng.
Giải đáp: Nhổ răng số 8 hàm trên bị sâu có nên nhổ bỏ không?
3. Tiêm thuốc tê khi nhổ răng có đau không?
Tiêm thuốc tê khi nhổ răng có đau không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Theo chia sẻ của người đã thực hiện thì tiêm thuốc tê sẽ đau nhưng vẫn ở ngưỡng bạn có thể chịu đựng được. Hơn nữa, thời gian tiêm tê chỉ mất khoảng vài giây. Bạn thấy nhói lên một chút, sau đó khi thuốc tê tác dụng là không còn cảm giác gì nữa.
4. Các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc tê nhổ răng
Trên lý thuyết, thuốc tê chỉ tác dụng trong khoảng thời gian nhất định và không gây ra bất kỳ tác động xấu nào cho cơ thể. Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ như:
– Sốc thuốc tê
Sốc thuốc tê là tình trạng rất hiếm khi xảy ra khi tiêm tê nhổ răng. Đa số những trường hợp sốc thuốc tê là do người bệnh bị dị ứng với thuốc. Nghĩa là bên trong cơ thể người bệnh đã không hợp với một vài thành phần của thuốc tê. Bởi vậy để chắc chắn, bạn cần nắm rõ tiểu sử bệnh của bản thân, đồng thời thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện. Như vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc đổi loại thuốc khác cho phù hợp hơn.
– Bị sưng đau sau khi tiêm
Bạn bị sưng đau sau khi tiêm có thể do thuốc tê quá lạnh. Hoặc bác sĩ thực hiện tay nghề chưa vững vàng nên khi tiêm vô tình chạm vào dây thần kinh, tiêm thuốc tê vào vùng mô đang viêm nhiễm.
– Bị chảy máu sau khi tiêm
Tình trạng bị chảy máu sau khi tiêm tê cũng xuất phát từ việc bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật, có thể làm kim đâm vào mạch máu dẫn tới máu chảy ra. Lưu ý, nếu kim đâm vào tĩnh mạch thì máu sẽ chảy sau khi rút kim. Còn nếu đâm vào động mạch thì máu sẽ trào vào ống tiêm khi tiêm. Những trường hợp này, bác sĩ buộc phải can thiệp ngay để hạn chế chảy máu quá nhiều.
– Bị ngất xỉu
Bệnh nhân có thể ngất xỉu sau khi tiêm thuốc tê nhổ răng. Nguyên nhân xuất phát từ sức khoẻ không đảm bảo của người bệnh. Ví dụ:
- Người bệnh bị hạ huyết áp, thiếu máu não vì các mạch máu đột ngột giãn ra
- Người bệnh có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch
- Do sự tác động tới thần kinh giao cảm
Ngoài ra, một số triệu chứng khác đi kèm như buồn nôn, tay chân bủn rủn, huyết áp tụt, mô tím tái. Nguy hiểm hơn nữa là khó thở, ngưng thở, giãn đồng tử, loạn nhịp tim hoặc ngừng nhịp tim. Khi đó bác sĩ cần cấp cứu ngay hoặc đưa bệnh nhân lên tuyến trên để có biện pháp xử lý tốt nhất.
5. Sau bao lâu thì thuốc tê nhổ răng sẽ hết tác dụng?
Thời điểm bao lâu thì thuốc tê hết tác dụng cũng được nhiều người quan tâm. Biết rõ điều này chúng ta cảm thấy an tâm hơn và lên phương án xử lý thích hợp.
Thông thường tính từ thời điểm gây tê cho đến hết tác dụng của thuốc tê là khoảng 30- 60 phút. Khi hết thuốc tê, bạn cảm thấy hơi đau nhức tại vị trí vết nhổ. Để giảm đau có nhiều cách khác nhau. Ví dụ, bạn cho vài cục đá vào miếng khăn sạch. Sau đó chườm quanh vị trí nhổ răng khoảng 5- 10 phút. Hoặc cách khác là uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
Trường hợp răng sữa bị lung lay, răng sâu nặng, răng viêm nhiễm, bác sĩ tiến hành tiêm tê trước khi nhổ. Thuốc tê có hiệu lực khoảng 10- 20 phút. Với trường hợp khó nhổ hơn, bác sĩ buộc phải sử dụng thuốc tê toàn phần. Lúc này, hiệu lực của thuốc kéo dài khoảng 30 phút.
Trường hợp nhổ răng khôn, răng hàm hay mọc ngầm, hiệu lực của thuốc tê sẽ lâu hơn, kéo dài khoảng 60- 90 phút. Tóm lại, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng răng miệng mà bác sĩ sẽ sử dụng liều lượng thuốc tê phù hợp.
Nhiều người quan tâm: Nhổ răng khôn có đắt không? Chi phí hết bao nhiêu?
6. Những lưu ý quan trọng khi tiêm thuốc tê nhổ răng
Tiêm thuốc tê trước khi nhổ răng là điều bắt buộc giúp giảm tình trạng đau nhức. Tuy nhiên để phòng ngừa tác dụng phụ cũng như biến chứng khác, bạn lưu ý một số điều dưới đây:
Trước khi tiêm thuốc và nhổ răng
– Nếu nằm trong nhóm các đối tượng không được khuyến khích nhổ răng, bạn nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các trường hợp đó là: người đang có thai, người trong thời kỳ có kinh nguyệt, người tăng huyết áp, người bị nhiễm trùng cấp tính, người bị tim mạch, người bị tiểu đường,…
– Bạn hãy tìm hiểu và chọn địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn, trang thiết bị hiện đại.
– Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêm thuốc tê và thực hiện tiểu phẫu.
– Bạn ăn uống đầy đủ, sắp xếp người nhà đi cùng để hỗ trợ việc di chuyển.
Sau khi thực hiện nhổ răng
– Sau khi nhổ răng, bạn cần ngồi lại phòng khám khoảng 30 phút để theo dõi tình trạng sức khoẻ của cơ thể, kịp thời phát hiện những triệu chứng hay dấu hiệu bất thường.
– Khi về nhà, đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động quá sức.
– Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Thời gian đầu nên ưu tiên các món ăn mềm, mịn, lỏng như cháo, súp loãng. Tránh ăn thực phẩm quá nóng hay quá cứng.
– Trong ngày đầu tiên nên súc miệng sạch sẽ với nước muối sinh lý. Đến những ngày sau mới đánh răng như bình thường, tránh đụng chạm vào vết thương.
– Không được dùng tay, vật nhọn chọc vào vị trí mới nhổ răng. Không uống bia, rượu, hút thuốc lá trong thời gian này.
Tư vấn chi tiết: Nhổ răng khôn nên ăn gì, kiêng gì để hồi phục nhanh nhất
7. Địa chỉ nhổ răng an toàn, chất lượng
Nhổ răng là tiểu phẫu đơn giản nhưng nếu chọn phải cơ sở kém chất lượng vẫn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như bị sốc thuốc tê, tiêm thuốc tê sai cách, quá liều lượng,… Để đảm bảo sức khoẻ, đồng thời có được tinh thần thoải mái nhất trước khi thực hiện, bạn tham khảo phòng khám nha khoa Thuý Đức với hơn 18 năm kinh nghiệm, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.
– Đội ngũ bác sĩ ở Thuý Đức đều là những người tốt nghiệp tại các trường Đại học danh tiếng, có trình độ và kinh nghiệm phong phú, đảm bảo quá trình nhổ răng khôn một cách nhẹ nhàng, chính xác nhất.
– Hệ thống trang thiết bị thuộc Top hàng đầu trên thế giới như: máy quét dấu răng Itero Lumina, máy quét dấu răng iTero 5D Plus, máy nhổ răng Piezotome,… giúp khách hàng có được trải nghiệm thư giãn, thoải mái.
– Quy trình nhổ răng diễn ra bài bản theo từng bước chuẩn Y khoa.
– Phòng tiểu phẫu chuẩn bị riêng biệt, đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Kết hợp với bộ dụng cụ nha khoa được vệ sinh kỹ lưỡng, thuốc gây tê nhập khẩu chính hãng đảm bảo an toàn, không đau trong quá trình nhổ răng.
– Chi phí nhổ răng minh bạch, rõ ràng, có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề nhổ răng khôn, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ